CẢM
NHẬN THẾ NÀO VỀ MỘT BÀI CA DAO XƯA
Trần
Xuân An
trên
trời có đám mây xanh
ở
giữa mây trắng chung quanh mây vàng
ước
gì anh lấy được nàng
để
anh mua gạch Bát Tràng về xây
xây
dọc rồi lại xây ngang
xây
hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân
có
rửa thì rửa chân tay
chớ
rửa lông mày, chết cá ao anh!
(ca dao)
Ngẫm lại bài ca dao xưa, cảm nhận ra nét tế nhị và
thật lòng của người xưa, vô cùng đáng trân trọng. Thêm vào đó, còn khiến tôi
sực tỉnh, nhận ra cô gái trong bài ca dao này chỉ là thanh nữ thành thị, nhưng,
biết đâu, cũng có thể là cô thôn nữ sau buổi diễn chèo tuồng trên sân đình
làng.
Dĩ nhiên đây là bài ca dao thuộc thể hứng, một
trong ba thể phổ biến của ca dao, nhưng hai câu mở đầu, thường là thể hiện
những cảnh vật gợi cảm hứng thơ của tác giả dân gian, ở trường hợp này:
trên trời có đám mây xanh
ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng
vẫn khiến tôi hình dung ra trang phục của cô gái
thành thị như nàng tiên trên trời, hay phông màn của diễn viên thôn nữ ở vuông
chiếu, sân khấu tuồng chèo, tại các sân đình, mà dân gian đã ảo hóa để ngợi ca.
Tuy vậy, điểm sáng nghệ thuật chính là tác giả bài
ca dao muốn nhắc nhở cô gái rằng, chính khi cô rửa đi nét mực kẻ lông mày, để
hiện ra lông mày do cha mẹ cho, lông mày thật, mới khiến “chết cá ao anh” ấy,
vì quá xinh, quá đẹp:
có rửa thì rửa chân tay
chớ rửa lông mày, chết cá ao anh
(ca
dao)
Nói là đừng rửa trôi mực kẻ, nhưng thực ra là muốn
nói hãy rửa đi, để lông mày thật khiến cá anh “được chết”!
Cách ca ngợi nhan sắc theo mẫu thức “chim sa cá
lặn” ở ca dao còn kín đáo và hay hơn cả nhà thơ chạm trổ ngôn từ bậc nhất là
Nguyễn Gia Thiều nữa:
chìm đáy nước cá lờ đờ lặn
lửng da trời nhạn ngẩn ngơ sa
(Cung
oán ngâm khúc).
Đây
là bài ca dao khiến nhiều nhà phê bình, nhà giáo văn chương, từ trước đến nay,
tuy đều thấy hay, nhưng cũng đều phân tích,giảng bình sai lệch hoặc thiếu sót!
Thậm chí, có người vì không hiểu hai câu đầu,nên chỉ cho là thuộc trường hợp
thể hứng mà hình ảnh thơ, ý thơ thường không liên quan gì đến nội dung chính của
bài, hoặc tệ hơn, có người cắt béng luôn hai câu cuối!
T.X.A.
15-9
HB15 (2015)