1) Việt Nam độc lập đồng minh hội, viết tắt và nói tắt là Việt Minh. Nhưng từ đáng lưu ý là “Đồng minh” (có nghĩa là cùng thề ước với nhau). Hồi bấy giờ, từ “Đồng minh” rất có sức thu hút vì đó là tên gọi khối chống phát-xít trên thế giới; đứng đầu là Mỹ và Liên Xô. Ở Đông Dương, Đồng Minh là Mỹ.
2) Ngày thành lập Việt Minh: 19-5-1941 và ngày giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương: 11-11-1945… Chính vì lẽ đó, nên sức thu hút của Việt Minh rất cao, mọi thành phần, đảng phái, tôn giáo đều gia nhập Việt Minh để đuổi Nhật, thành lập chính thể cộng hoà dân chủ, giành độc lập dân tộc, ngăn chặn sự tái xâm lược của Pháp.
3) Tuyên ngôn độc lập do chủ tịch Hồ Chí Minh đọc có nội dung dân chủ cộng hoà, phi cách mạng vô sản (thoát Xô, thoát Trung), quan tâm sâu sắc đến quyền lợi và địa vị chính trị của trí thức, tư sản, công nhân, nông dân và các tầng lớp khác như tiểu thương (sĩ nông công thương)… Điều này tạo nên sức thu hút mạnh của Việt Minh đối với toàn dân.
4) Lá cờ nền đỏ sao vàng của Việt Minh (1941) vốn là phiên bản của cờ Liên Xô, nhất là giống với cờ hiệu của quân đội Liên Xô (1918), cờ bát nhất của quân đội Trung Quốc (01-8-1927), nhưng đã được dân tộc hoá bằng “Tuyên ngôn độc lập” (1945) do chủ tịch Hồ Chí Minh đọc và bằng “Tiến quân ca” (1944) của Văn Cao, xem như đã định nghĩa lại nội hàm của lá cờ đỏ sao vàng. Đây cũng là một nguyên do để nhiều thành phần gia nhập Việt Minh.
Gút lại, chúng ta thấy giá trị cao nhất của Cách mạng Tháng Tám 1945 được tập trung ở bản “Tuyên ngôn độc lập” – một văn bản thể hiện rõ nội dung hai chữ Việt + Minh (Việt Nam + Đồng Minh) và cũng có nghĩa là Lời thề Việt Nam.
T.X.A.
(tham khảo nhiều tài liệu)