
Mính Viên
Huỳnh Thúc Kháng
(1876 - 1947)
"... Cụ Huỳnh Thúc Kháng đã nhận định về Phan Bội Châu thật thấm thía: ““Vấn mục đích, bất vấn thủ đoạn” chính là câu tự phê bình đời thất bại của Cụ [Phan]” [21], chúng ta còn nói thêm gì nữa (7)! Và chúng ta còn biết nói gì nữa, khi chính cụ Phan đã viết:
“Lời tự phán: Lịch sử của tôi, hoàn toàn là lịch sử thất bại. Nhưng sổ dĩ [kiểm điểm lại? – TXA. ct.] được cái thất bại đó, những chỗ tì vết rất rõ ràng, mà những chỗ có thể tự tín được, cũng không phải là không có. […] Một đời mưu việc gì, chỉ cốt hỏi ở nơi mục đích, cầu thu hiệu ở năm phút cuối cùng; đến thủ đoạn (8), phương châm tuy có lúc thay đổi cũng không kể. […] … Điều trên thường tự nghĩ là một chút lành có thể kể ra được. Biết ta chăng? Tội ta chăng? Đều thừa nhận cả” [22]"...
(Trích đoạn từ một bài viết của TXA. trong cuốn sách này).


Nguồn: TXA. scan tại tiệm dịch vụ vi tính, 12-05 HB6 ( 2006 )

Nguồn: Nhà sách Sông Hương (Huế)
CỐ ĐÔ HUẾ - XƯA & NAY
(tập sách của nhiều tác giả)
Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế và Nhà xuất bản Thuận Hóa
xuất bản, quý 4 năm 2005
Trong cuốn sách này, có những bài nghiên cứu về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886):
1. Góp phần làm sáng tỏ những uẩn khúc trong cuộc đời của nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường - Đỗ Bang
2. Luận về chỗ đứng và sự chính danh của Nguyễn Văn Tường sau ngày thất thủ kinh đô Huế 5-7-1885 - Nguyễn Quang Trung Tiến
3. Công - tội, vị trí của Nguyễn Văn Tường trong nhóm chủ chiến ở triều đình Huế nửa sau thế kỷ XIX - Hãn Nguyên Nguyễn Nhã
4. Tìm hiểu thêm về Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886) - Trần Viết Ngạc
5. Nguyễn Văn Tường - một nhà ngoại giao nhiệt tình nhưng bất hạnh trong gọng kềm của lịch sử - Phan Thuận An
6. Nguyễn Văn Tường trong thời gian làm Phủ doãn Thừa Thiên - Trần Huy Thanh
Đó là một số bài tham luận trong tập "Hội thảo về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886) - Báo cáo khoa học"; hội thảo được tổ chức vào ngày 02-7-2002, tại Huế.
Tuy trong nghiên cứu, nhận định, có vài ý kiến nhỏ nào đó chưa hoàn toàn giống nhau, nhưng tựu trung, các tác giả của những bài viết đều công nhận phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886) là một nhà yêu nước, chống Pháp.
Cũng trên tinh thần đó, tôi vẫn giữ vững toàn bộ các luận cứ, quan điểm, nhận định của mình (thể hiện ở các cuốn sách, bộ sách đã xuất bản, công bố trên internet). TXA.
____________________________________________
Xem tiếp hình ảnh
đã được đưa lên website này, ở các trang thuộc bộ sách
PHỤ CHÍNH ĐẠI THẦN NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824 - 1886)
tập III, tệp 11 và các tệp kế tiếp:
http://c.1asphost.com/TrXuanAn/an/phu_cdtnvtuong_III/phu_cdtnvtuong_tep11_III.htm
tập IV, tệp 12 và các tệp kế tiếp:
http://c.1asphost.com/TrXuanAn/an/phu_cdtnvtuong_IV/phu_cdtnvtuong_tep12_IV.htm