QUAN
ĐIỂM CHÍNH THỐNG CỦA MỸ VÀ CỦA TRUNG QUỐC VỀ CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG, GỒM CẢ CHIẾN
TRANH VIỆT NAM 1945-1954-1975
Theo quan điểm chính thống của người Mỹ, thực
chất việc họ can dự vào chiến tranh Đông Dương, gồm cả Chiến tranh Việt Nam (1945-1954-1975),
từ 1949, là đối đầu với Trung Quốc cộng sản, chứ không phải với các lực lượng cộng
sản Việt Nam (Đảng Lao động Việt Nam), Lào (Pathet Lào), Campuchia (Kh’Mer Đỏ):
“Nếu
Trung Quốc không phải là nước cộng sản, chúng ta đã không có chiến tranh ở Triều
Tiên. Nếu Trung Quốc không phải là nước cộng sản, chúng ta không có cuộc chiến ở
Đông Dương”. (Lời phát biểu của tổng thống Mỹ
Nixon)
T.X.A.
---- oo0O0oo ----
Còn quan điểm chính thống của Trung Quốc?
Trích: “SỰ THẬT
VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM – TRUNG QUỐC
TRONG 30 NĂM QUA”
Nhà xuất bản Sự Thật, 1979:
“Cuốn sách ‘Sơ lược lịch sử Trung Quốc hiện đại’, xuất bản năm 1954 ở Bắc
Kinh, có bản đồ vẽ lãnh thổ Trung Quốc bao gồm cả nhiều nước chung quanh, kể cả
ở Đông nam châu Á và vùng Biển Đông.
Ý đồ bành trướng của những người lãnh đạo
Trung Quốc đặc biệt lộ rõ ở câu nói của chủ tịch Mao Trạch Đông trong cuộc hội
đàm với đại biểu Đảng Lao động Việt Nam ở Vũ Hán năm 1963:
“Tôi
sẽ làm chủ tịch của 500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông nam châu Á”.
Cũng trong dịp này, chủ tịch Mao Trạch Đông
so sánh nước Thái Lan với tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc, về diện tích thì tương
đương nhưng về số dân thì tỉnh Tứ Xuyên đông gấp đôi, và nói rằng Trung Quốc cần
đưa người xuống Thái Lan để ở; đối với nước Lào đất rộng người thưa, chủ tịch
Mao Trạch Đông cũng cho rằng Trung Quốc cần đưa người xuống Lào để ở.
Chủ tịch Mao Trạch Đông còn khẳng định
trong cuộc họp của Bộ Chính trị ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc,
tháng 8 năm 1965:
“Chúng
ta phải giành cho được Đông nam châu Á, bao gồm cả Miền Nam Việt Nam, Thái Lan,
Miến Điện, Malayxia và Singapo… Một vùng như Đông nam châu Á rất giàu, ở đấy có
nhiều khoáng sản… xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy… Sau khi
giành được Đông nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng
ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô - Đông
Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…”.”.
----
oo0O0oo ----
----
oo0O0oo ----
CHIẾN
TRANH VIỆT NAM KẾT THÚC SAU BẮT TAY GIỮA HAI SIÊU CƯỜNG?
Ngọc Trân, thông tín viên RFA
29-04-2010
Chiến
tranh Việt Nam đã lùi vào quá khứ 35 năm, thế nhưng trong những năm qua, rất
nhiều người Việt và cả người Mỹ vẫn còn nhiều thắc mắc liên quan tới cuộc chiến
này.
Để cùng nhau ôn lại lịch sử liên quan tới
cuộc chiến, nhất là chuyến đi của Tổng thống Nixon đến Trung Quốc cách nay gần
40 năm, nơi đó hai bên Mỹ - Trung đã ra Thông cáo Thượng Hải và rồi Hiệp định
Paris được ký kết, dẫn đến việc Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam và tiếp theo là sự sụp đổ của Sài Gòn 35 năm
trước.
1. Quan
điểm thay đổi
Như chúng ta đã biết, thuyết domino về Chủ
nghĩa Cộng sản có từ thời Tổng thống Eisenhower. Thuyết này cho rằng khi phong
trào cộng sản ở Trung Quốc thành công, nếu Hoa kỳ không can thiệp để phe cộng sản
ở Bắc Việt chiếm miền Nam Việt Nam, sẽ làm cho các nước Đông Dương khác rơi vào
tay cộng sản, đe dọa các nước còn lại trong khu vực như: Malaysia, Philippines,
Nhật Bản, Úc...
Ông Richard Nixon là người ủng hộ thuyết
domino và là một trong những nhân vật nổi tiếng chống cộng. Đó là một trong những
lý do ông được chọn làm ứng cử viên phó Tổng thống, đứng trong liên danh với
ông Eisenhower, ứng cử viên Tổng thống, và liên danh này đã đắc cử.
Trong thập niên 50s, khi còn là Phó Tổng thống,
ông Nixon đã từng lên tiếng phản đối Trung Quốc mạnh mẽ, vì nước này là cộng sản.
Ông đã nói: “Chúng ta có thể thấy Trung
Quốc là nguyên nhân cơ bản của tất cả mọi rắc rối của chúng ta ở châu Á. Nếu
Trung Quốc không phải là nước cộng sản, chúng ta đã không có chiến tranh ở Triều
Tiên. Nếu Trung Quốc không phải là nước cộng sản, chúng ta không có cuộc chiến ở
Đông Dương”.
Thế nhưng, năm 1969, khi trở thành Tổng thống,
ông Nixon đã thay đổi chính sách về cộng sản. Có lẽ do sức ép của người dân Mỹ
muốn kết thúc chiến tranh Việt Nam, cũng như nhận thức của Hoa Kỳ về giá trị
chiến lược trong việc cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc, đã làm cho cho Tổng
thống Nixon thay đổi. Trong một thông điệp gửi đến người dân Mỹ liên quan tới
chiến tranh Việt Nam, ngày 7 tháng 4 năm 1971, Tổng thống Nixon đã nói:
“Vấn đề rất đơn giản đó là như thế này: chúng ta sẽ rời
khỏi Việt Nam theo cách mà - bởi những hành động của chính chúng ta - cố ý chuyển
giao đất nước cho những người Cộng sản? Hay là chúng
ta sẽ rời khỏi theo cách, cho người miền Nam Việt Nam một cơ hội hợp lý để tồn
tại như là những người tự do? Kế hoạch của tôi sẽ chấm dứt sự tham gia của người
Mỹ theo cách sẽ cung cấp cho miền Nam cơ hội đó. Và một kế hoạch khác sẽ kết thúc nó một cách vội vàng và trao chiến thắng
cho những người Cộng sản”.
Và chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Nixon
năm 1972, đã giúp Hoa Kỳ chấm dứt sự tham gia trong chiến tranh Việt Nam, theo
một trong hai cách mà Tổng thống Nixon đã đưa ra, cũng có thể không phải là
cách mà Tổng thống Nixon, Hoa Kỳ và nhiều người Việt mong đợi. Thế nhưng chuyến
đi này của Tổng thống Nixon đã đã làm thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu cũng
như lập ra một trật tự thế giới mới.