NÓI
THÊM
VỀ CHIẾC
CẦU Ý HỆ
Trần
Xuân An
Dĩ nhiên sách sử đã, đang và sẽ ghi nhận hai
vấn đề lớn, cốt tủy, chủ yếu của giai đoạn lịch sử
1930-<<1945-1954-1975>>-1991, đó là chiến tranh chống ngoại xâm và
chiến tranh ý thức hệ (tức là vấn đề giành độc lập dân tộc và vấn đề cách mạng
xã hội chủ nghĩa). Nhưng việc đặt thêm tên cho chiếc cầu Hiền Lương, Bến Hải, tại
Quảng Trị -- CHIẾC CẦU Ý HỆ -- là một cách ghi nhớ hết sức cụ thể, sinh động,
trực quan.
Hơn nữa, việc đặt tên chiếc cầu ấy là cầu Ý Hệ
là nhằm mục đích nhấn mạnh dân tộc Việt Nam ta, Miền Nam cũng như Miền Bắc, đều
yêu nước, đều chống thực dân Pháp, nhưng bị phân hóa, chia rẽ là do sự khác biệt
về hệ tư tưởng (ý thức hệ = ideology): Miền Bắc yêu nước và xây dựng chủ nghĩa
xã hội chuyên chính; Miền Nam yêu nước và xây dựng chủ nghĩa tư bản tự do,
trong bối cảnh CHIẾN TRANH LẠNH trên toàn thế giới. Bấy giờ, thế giới hình
thành hai hệ thống đối đầu: một do Mỹ đứng đầu, một do Liên Xô đứng đầu, mà nước
ta là nước nhỏ, yếu, lạc hậu, không thể không bị chi phối (*).
Ghi nhớ và thấu hiểu như vậy để hòa giải dân
tộc: không Miền nào khinh chê Miền nào là bán nước, tay sai, cho Mỹ hay cho
Nga, Trung Quốc.
T.X.A.
13-10 HB14 (2014)
--------------------------------------------------------------
Chú
thích:
(*)
Liên Xô, Trung Quốc bắt đầu viện trợ súng đạn, thuốc thang, quân trang, quân dụng
cho Việt Nam dân chủ cộng hòa (cộng sản) vào năm 1950, và chủ yếu do Trung Quốc
phụ trách. Cũng vào năm 1950, Mỹ bắt đầu viện trợ y như thế cho Quốc gia Việt
Nam (chính phủ Bảo Đại, về sau là Việt Nam cộng hòa) nhưng lại thông qua Liên
hiệp Pháp. Mãi đến 1955, Mỹ mới trực tiếp viện trợ cho Việt Nam cộng hòa (quốc
gia). Đến tháng 5-1956, Pháp hoàn toàn rút khỏi Miền Nam Việt Nam. Trước đó một
năm, 1955, Pháp đã rút hết quân khỏi Miền Bắc. Pháp không còn dính líu gì đến
hai Miền Việt Nam nữa. Từ đó, Miền Bắc tiếp tục lệ thuộc viện trợ của Trung Quốc,
Liên Xô; còn Miền Nam trực tiếp lệ thuộc viện trợ Mỹ... Sự chia cắt này là
tương tự như Đông Đức (Cộng hòa dân chủ Đức) – Tây Đức (Cộng hòa liên bang Đức);
Bắc Triều Tiên – Hàn Quốc; Trung Quốc – Đài Loan.