THỬ SƠ SÀI SO SÁNH QUỐC GIA & CỘNG
SẢN 1954-1975
Trần Xuân An
1) CÁCH MẠNG: Trước 1954: Phải chăng để làm cách mạng,
đánh đổ chế độ thực dân Pháp có vũ khí hùng hậu, thì những người "Quốc
gia" khó có thể làm được, vì "Quốc gia" không có lực lượng quần
chúng nghèo khổ đông đảo ủng hộ, trong điều kiện có sự cạnh tranh của "Cộng
sản". Công nông cứ tin tưởng là lí tưởng xã hội chủ nghĩa (thiên đàng trên
mặt đất) có thể thực hiện được. Điều này khác với các thời kì thuộc các hình
thái xã hội chưa có phong trào cộng sản, như thời phong kiến ở nước ta từ thế kỉ
XVIII trở về trước (thời Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo...). Vả lại, trước
1954, trong điều kiện vũ khí hiện đại là tối quan trọng, "Quốc gia"
không có nguồn viện trợ vũ khí hiện đại nào cả, "Cộng sản" thì có nguồn
viện trợ từ Nga Sô, Trung Cộng.
2) QUÂN SỰ: Trong chiến tranh quốc gia - cộng sản
(1954-1975), "Quốc gia" cũng lấy thủ làm chính, trong khi "Cộng
sản" lấy công làm chính. Mỹ không kích ở Miền Bắc Việt Nam cũng có thể gọi
là công, nhưng với mục đích ngăn chặn Miền Bắc đưa quân vào Nam và để răn đe là
chính. Cả "Quốc gia" lẫn Mỹ và quân đồng minh chưa bao giờ đưa quân bộ
binh ra Miền Bắc Việt Nam, biến Miền Bắc thành chiến trường, nhằm cướp chính
quyền ở Miền Bắc.
3) VĂN HÓA - TƯ TƯỞNG: Cũng trong chiến tranh quốc gia - cộng
sản (1954-1975), "Quốc gia" chủ trương tự do văn nghệ, báo chí, ngôn
luận nên không thể kiểm soát được, để tràn lan văn hóa ủy mị, phù phiếm, độc hại
(tạo ra con người mềm yếu, cá nhân chủ nghĩa, vô chính phủ...); "Cộng sản"
lại kiểm soát gắt gao, hết sức chặt chẽ về lĩnh vực này, và chỉ cho toàn xã hội
được nghe, được đọc, được học, được bàn duy nhất một luồng chính thống từ nhà
nước cộng sản (tạo ra con người cứng rắn, máy móc, suy nghĩ - cảm xúc một chiều...)
(*).
4) KINH TẾ: Trong xây dựng đất nước, quy luật
kinh tế tư hữu vốn có hàng ngàn năm lại tỏ ra ưu thế hơn quan hệ sản xuất công
hữu. Hàn Quốc và Đài Loan là ví dụ. Ưu thế này càng thể hiện rõ trong thời
bình. Tuy nhiên, trong thời chiến, nền kinh tế tập trung, hoàn toàn do nhà nước
cộng sản toàn trị nắm, thì lại thuận lợi trong việc tuyển quân, tuyển dân công
hỏa tuyến và trong việc điều phối lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm khác...
T.X.A.
26-09
HB14 (2014)
_____________________________
(*)
Điều này cũng có thể nhận thấy ở hai khối trên thế giới, tiêu biểu như ở Mỹ,
Pháp và ở Liên Xô, Trung Quốc... Biểu tình phản chiến, thông tin chiến sự trên
các đài truyền hình, phát thanh và báo chí ở Mỹ là quá cỡ tự do (tung ra cả
thông tin có lợi lẫn bất lợi), trong khi ở Liên Xô, Trung Quốc lại cũng như ở
Miền Bắc Việt Nam, có kiểm soát, và kiểm soát rất chặt chẽ (chỉ tung ra những
thông tin có lợi)...
Xem
thêm:
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1468367106770569
Link
trên Facebook của bài này:
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1468466800093933
https://www.facebook.com/notes/tr%E1%BA%A7n-xu%C3%A2n-an/so-s%C3%A1nh-qu%E1%BB%91c-gia-c%E1%BB%99ng-s%E1%BA%A3n-1954-1975/1469063126700967
________________________________
1)
"Một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì chỉ là giả
dối" (ngạn ngữ) ;
2)
"Con người công cụ, đó là công-cụ-biết-nói" ;
3)
"Thiết chế xã-hội-trại-lính là cách thức tổ chức xã hội với quân lệnh như
sơn, thi hành trước, khiếu nại sau" ;
4)
"Con người là cây sậy biết suy tư" (L'homme est un roseau pensant -
B. Pascal) ;
5)
Quyền được thông tin là điều kiện cần, và khả năng phân tích thông tin là điều
kiện đủ (T.X.A.) ;
6)
Con người là sản phẩm của hoàn cảnh, nhưng phải biết tôi luyện để vượt thắng
hoàn cảnh mới là con người đích thực...